date
Đường dây nóng:

75 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa

Cách đây 75 năm, ngày 20/2/1947, trong những ngày tháng gian khó, ác liệt khi toàn quốc vừa bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên. Người đã nói chuyện với Nhân dân thị xã Thanh Hóa, bày tỏ mong muốn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa làm sao để xây dựng tỉnh Thanh hóa trở nên một tỉnh kiểu mẫu.

Bác Hồ trong lòng Nhân dân Thanh Hoá

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bốn lần về thăm Thanh Hoá. Trong mỗi lần về thăm, Bác đều có những lời căn dặn ân cần chứa chan sự quan tâm đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Người dân Thanh Hoá - Không chỉ những người được gặp Bác, sống cùng thời với Bác mà cả các thế hệ sau này vẫn luôn dành cho Bác sự tin yêu, quý trọng đối với vị cha già của dân tộc.

Đảng đã mang lại mùa Xuân vẻ vang cho dân tộc

Tròn 92 năm đã trôi qua kể từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng của trí tuệ và niềm tin, kiên cường phấn đấu vì lợi ích của giai cấp, dân tộc và sự phát triển không ngừng của đất nước. 92 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân ta đã tiến bước mạnh mẽ và vững chắc trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. So với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc, 92 năm chỉ là một giai đoạn ngắn, nhưng đó là những năm tháng hào hùng, sôi động và đẹp đẽ nhất, đưa nhân dân ta từ bóng tối ra ánh sáng, từ kiếp nô lệ thành người tự do, từ kẻ mất nước thành người làm chủ, từ đói nghèo lạc hậu đến cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đảng bộ thành phố Thanh Hóa tăng cường công tác phát triển đảng viên

Xác định việc phát triển đảng viên (ĐV) là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, thời gian qua, các cấp ủy Đảng ở thành phố Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, tạo nguồn, bồi dưỡng và giúp đỡ những quần chúng ưu tú có nguyện vọng phấn đấu trở thành ĐV.

Thành phố Thanh Hóa đẩy mạnh học tập và làm theo Bác

Sau 5 năm, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại thành phố Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tạo chuyển biến tích cực toàn diện trong nhận thức, tư tưởng, lập trường chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên trong các tổ chức đảng từ thành phố đến cơ sở.

Nâng cao công tác xây dựng Đảng trên địa bàn thành phố Thanh Hoá

Trong khâu đột phá Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2020-2025, đó là đột phá “về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới”. Chính vì vậy, để công tác xây dựng Đảng được triển khai thuận lợi ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Thành ủy đã tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho cấp ủy các tổ chức cơ sở Đảng.

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề nhân quyền chống Việt Nam

Trong âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam, vấn đề nhân quyền luôn được các thế lực thù địch coi là một mũi tấn công gây sức ép lớn. Nhưng những gì mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang làm là minh chứng rõ nét nhất, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển giao tổ chức đảng và đảng viên

Chiều 27-9, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã dự hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển giao tổ chức đảng và đảng viên.

Tính thống nhất biện chứng giữa quyền con người với quyền dân tộc trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 – Ý nghĩa đối với cuộc đấu tranh vì quyền con người chân chính hiện nay

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền con người không chỉ là các quyền thuộc về cá nhân, là giá trị nhân văn vốn có và thiêng liêng của mỗi người, mà còn là giá trị văn hóa của cộng đồng quốc gia – dân tộc. Cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc phát triển lý luận về quyền con người và luật quốc tế về quyền con người là đã gắn kết hai chủ thể của quyền (quyền con người với tính cách là cá nhân và với tính cách là quốc gia – dân tộc) vào trong một khái niệm quyền con người. Cùng với thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, hai khái niệm pháp lý trên đã được phát triển lên thành quyền dân tộc cơ bản, bao gồm quyền được tồn tại (quyền sống), độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, ngăn chặn hành vi lợi dụng phạm pháp

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, nhận thức về tôn giáo của Đảng có nhiều đổi mới, phát triển. Bước ngoặt quan trọng mở ra giai đoạn mới trong nhận thức của Đảng được đánh dấu bằng Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác tôn giáo trong tình hình mới.