date
Đường dây nóng:

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động trong thi công nhà ở dân dụng

Đăng lúc: 00:00:00 19/03/2021 (GMT+7)

Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở thành phố Thanh Hóa rất nhanh và mạnh, trên địa bàn đã hình thành và phát triển rất nhiều khu đô thị mới, khu dân cư mới do đó việc xây dựng nhà ở dân dụng cũng vì thế nở rộ do nhu cầu thực tế về nhà ở của Nhân dân tương đối lớn. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là nguy cơ mất an toàn lao động khi thi công các công trình nhà ở dân dụng đang là mối lo ngại cần được quan tâm.

Theo thống kê của phòng Quản lý đô thị, hiện nay trên địa bàn thành phố có hàng trăm mặt bằng khu đô thị mới, khu tái định cư, khu dân cư mới. Hàng năm phòng Quản lý đô thị đã thẩm định kiểm tra và trình UBND thành phố cấp giấy phép xây dựng nhà ở dân dụng cho hàng nghìn chủ hộ có nhu cầu làm nhà và chưa lúc nào trên địa bàn thành phố nhu cầu làm nhở ở dân dụng lại nở rộ như lúc này.

Theo quan sát của chúng tôi, tại các mặt bằng, các khu đô thị tốc độ xây dựng nhà ở dân dụng rất lớn.  Một quy luật cần phải chấp nhận là có quá trình xây dựng, thì mới có 1 đô thị đẹp, phát triển. Tuy nhiên mối quan tâm lo ngại đó chính là nguy cơ mất an toàn lao động tại chính các công trình xây dựng dân dụng đó.

IMG-2731 (1).jpg

Thợ xây dựng thi công không đảm bảo an toàn tại công trình dân dụng

Để chứng minh cho nguy cơ mất an toàn lao động, chúng tôi đã dạo quanh một số mặt bằng đang  được có mật độ xây dựng lớn. Tại 1 ngôi nhà 3 tầng đang được xây dựng tại phường Đông Vệ, những người thợ đang làm việc ở độ cao hàng chục mét mà không hề được trang bị bảo hộ lao động... Họ vẫn di chuyển, trộn vữa, xây  gạch, chát tường trên chiếc giàn giáo bằng luồng thô sơ và chênh vênh nguy hiểm, không ai dám chắc rằng những chiếc giàn giáo đó đảm bảo an toàn tính mạng cho những con người đang thi công hay không?.

Điều kiện làm việc của những người thợ xây dựng các công trình nhà ở dân dụng gần như giống nhau bởi phần lớn những công trình đều được xây dựng trong một thời gian ngắn, các chủ thầu xây dựng chủ yếu sử dụng người cũng địa phương, lao động tự do, thời vụ. Phần lớn những người thợ xây dựng không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, chủ yếu là do tích lũy kinh nghiệm qua các công trình xây dựng ở nhiều địa phương khác nhau. Bản thân những người thợ xây hiểu rõ đây là nghề nguy hiểm nhưng cũng chỉ biết tự nhắc mình, nhắc nhở bạn nghề cẩn thận trong công việc mà thôi.

Theo báo cáo của các địa phương,  nhu cầu xây dựng nhà thì lớn, những người thợ xây dựng phần lớn  là từ các địa phương khác đến, họ lưu trú trong ngày rồi đi vì thế việc quản lý, giám sát đều do chủ hộ và các chủ thầu.  Trên thực tế, chưa có thống kê cụ thể về tai nạn lao động đối với nghề xây dựng tự do, nhưng không có nghĩa là tai nạn không xảy ra trong nhóm nghề này, nhẹ thì gây thương tích nhỏ, nặng thì tàn tật hoặc thậm chí tử vong. 

Tuy nhiên, hiện nay, những trường hợp mất an toàn lao động xảy ra với người làm nghề xây dựng tự do lại rất khó xử lý, bởi chế tài quản lý còn lỏng lẻo, bản thân người lao động lại không được trang bị bảo hộ, kiến thức về công  tác đảm bảo an toàn lao động vì thế  khi  rủi ro xảy ra, giữa chủ thầu và những người thợ đã có sự thoả thuận đền bù trên cơ sở tự nguyện do đó người lao động lại chính là người chịu thiệt thòi nhất.

 

Thu Hiền