Dâng hương tại Đền Vặng thờ Mẫu Thủy Tinh Công Chúa
Sáng ngày 2/4/2024, phường Đông Sơn đã tổ chức lễ dâng hương tại Đền Vặng thờ Mẫu Thủy Tinh Công Chúa.

Lãnh đạo phường Đông Sơn tưởng nhớ đến công lao to lớn của Thần (Thủy Tinh Công Chúa).
Theo truyền thuyết dân gian về sự tích còn ghi lại, Thần (được gọi là Thủy Tinh Công Chúa) sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo họ Nguyễn. Thần là người có nhan sắc, nên bị một tên quan địa phương ép lấy làm vợ. Thần không chịu, nên đã cùng cha giết tên quan đó rồi cải trang nam nhi cùng cha thay tên đổi họ, rời khỏi quê hương và xin đi theo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh quân Minh. Một thời gian sau, Lê Lợi phát hiện thần là nữ nên nhận làm con nuôi, thần được nhà vua giao cho phụ trách một đội thuyền vận chuyển lương thực. Ngày 24/2 âm lịch trong một lần Thần chuyển lương thực trên sông nhà Lê đến khu vực Vặng thì bị phục kích, thần cùng đoàn quân chiến đấu ngoan cường. Tuy đoàn lương thực không rơi vào tay giặc nhưng thần đã tuẫn tiết. Nghĩ đến công lao to lớn của thần đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh, sau chiến thắng vua Lê Lợi bèn phong thần và ban cho dân địa phương lập đền thờ để 4 mùa hương khói.
Lãnh đạo, cán bộ và Nhân dân phường Đông Sơn dâng hương tại Đền Vặng thờ Mẫu Thủy Tinh Công Chúa.
Vào đời Lê Thánh Tông (1460-1497) khi nhà vua đi chinh phục Phương Nam, đoàn thuyền đến vực Vặng, trời đang trong xanh bỗng gió thổi dữ dội, sấm chớp rền vang. Nhà vua cho mời các lão làng đến hỏi nguyên cớ, các cụ tâu trình với nhà vua về ngôi đền và sự tích các vị thần. Nhà vua sai quân lính sắm sanh lễ vật đem vào cáo yết. Đêm ấy trong giấc mộng một người con gái kiều diễm đến trước long sàng thưa rằng: Thần là tướng của tiên triều, bị giặc hại. Sau khi bị Ngọc Hoàng thượng đế sai cai quản dân gian vùng này, lại được long Vương nhận làm con nuôi, phong làm “Thủy Tinh Công Chúa” nay biết nhà vua đi đánh giặc phương nam nên lại để trình diện và phù giúp, nói xong thì biến mất.
Hôm sau đoàn quân ra đi, tiến nhanh như vũ bão chỉ một trận là quân giặc tan tác. Thắng trận khải hoàn, qua đền Vặng nhà vua cho quân sỹ dừng thuyền nghỉ ngơi, sắm sanh lễ vật lên tạ lễ và không quên ban sắc cho thần. Khi trở thành một phúc thần, thần luôn phù hộ cho các triều đại đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ vững bờ cõi. Đối với nhân dân, thần luôn luôn che chở, phù hộ cho nhân dân có cuộc sống An khang thịnh vượng.
Năm 1998, Đền Vặng được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận là di tích lịch sử cấp Tỉnh.
Thanh Xuân
- Thành phố Thanh Hóa tưng bừng cờ hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
- Hân hoan niềm tự hào dân tộc
- Người trồng thuốc lào Hoằng Đại phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá
- TP Thanh Hóa mở đợt cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn người dân tích hợp giấy tờ trên ứng dụng VNeID năm 2025
- Thành phố Thanh Hoá nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị 24 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá
- Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình
- Sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử
- Hội LHPN xã Đông Hòa xây dựng tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp
- Đại hội Đảng bộ công ty cổ phần bia Hà Nội – Thanh Hóa lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
- Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hoa, dâng hương nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
