Ngày xuân đi lễ chùa
Đi lễ đầu năm từ lâu đã trở thành nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam, nhiều người đến chùa những ngày đầu xuân với mong muốn gửi gắm tấm lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên và mong ước một năm mới dồi dào sức khoẻ, gặp nhiều may mắn. Và cũng không ít người đi lễ chùa đầu năm là để được du ngoạn thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân, tìm kiếm giây phút thư thái trong tâm hồn.
Những ngày đầu Xuân năm mới, khi đến các đền chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nghe tiếng chuông, nhịp mõ khoan thai vọng lên, nhiều người đến lễ chùa trước thì cầu sức khoẻ, may mắn, nay bà đến chùa với mong ước cho con cái thành đạt, gia đình thuận hoà. Sau thì vãn cảnh, suy ngầm về một năm cũ đã qua và thu thái định hướng về tương lai phía trang trong một không gian thanh tịnh.
Vài năm trở lại đây, nhiều gia đình ở thành phố Thanh Hóa thường đến một số chùa để cầu một năm mới an lành và hạnh phúc. Họ cho rằng, đi lễ chùa vào những ngày đầu tiên của năm mới là thời điểm tốt để tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Theo phong tục, các ngôi chùa đều được mở cửa từ đêm giao thừa, mọi người có thể vào chùa làm lễ, xin lộc.Với nhiều người, lễ chùa không chỉ là để cầu bình an, cầu tài, lộc mà chùa chiền còn là chốn linh thiêng giúp mỗi người được thanh thản, tịnh tâm.
Rất nhiều người dân đến Thiền viện trúc lâm Hàm Rồng những ngày đầu năm mới Ất Tỵ.
Theo phong tục của người dân Việt Nam, vào ngày mùng 1 Tết sau khi có người xông nhà, nơi đầu tiên người ta bước ra khỏi nhà đầu năm là đi lễ các đền, chùa sau đó mới đi chúc Tết gia đình, họ hàng, làng xóm. Trước đây, nhiều người đi lễ chùa sẽ xin một cành lộc tại các cây của chùa mang về cho may mắn. Nhưng thói quen đó đã không còn vì số lượng người đi chùa quá lớn nếu ai cũng xin một cành lộc dù nhỏ, những cây cối trong chùa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Với đa số người dân lên chùa là để cái tâm của mình bình an, thanh tịnh hơn.Bên cạnh đó, lễ chùa đầu năm còn là nét văn hóa độc đáo của người Việt.Nhiều người khi đi mang theo con trẻ để thế hệ trẻ hiểu thêm về nét văn hóa truyền thống của dân tộc, bổ sung thêm kiến thức lịch sử. Song, quan trọng nhất là mỗi người tìm được chút thư thái trong tâm hồn sau một năm lao động, học hành vất vả.
Không gian bên ngoài được các cơ sở tôn giáo trang trí để đón du khách những ngày đầu Xuân mới.
Hòa cùng dòng người đi lễ đầu xuân, chúng tôi như cảm nhận thấy đất trời đang giao hòa. Con người dường như cũng trở nên cởi mở hơn ở chốn linh thiêng, những người dù mới gặp lần đầu cũng sẵn sàng trao nhau nụ cười trìu mến. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa làn khói nhang, hoa, lễ... tạo nên không khí yên bình, làm mỗi người khi đến chốn thâm nghiêm đều thấy tâm hồn thanh tịnh lạ kỳ! Có lẽ cũng vì thế, mỗi dịp đầu năm, mọi nẻo đường đều hướng về cõi Phật.
Với quan niệm, dù có muốn đi đâu thì trước tiên phải đi lễ chùa gần nhà, do đó những ngày đầu xuân Ất Tỵ này, các đền chùa trên địa bàn thành phố rất đông người dân đến để cầu mong một điều, mong cho mọi người xung quanh mình bình an, mạnh khoẻ, hạnh phúc. Có lẽ ai đi lễ chùa cũng chỉ cầu an đó là nét văn hoá, nhân văn đáng được trân trọng.
Thu Hiền
- Khai mạc Lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025
- Công Viên Hội An thành phố Thanh Hóa đón lượng khách lớn vào dịp Tết
- Ngày xuân đi lễ chùa
- Hội nghị giao ban tình hình Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Sôi nổi Hội diễn các CLB Vovinam tỉnh Thanh Hóa lần thứ X
- Xã Đông Thanh tổ chức giải bóng đá
- Chương trình văn nghệ, thư pháp và cho chữ đầu Xuân Ất Tỵ 2025
- 95 mùa Xuân có Đảng- mùa Xuân “đặc biệt”
- Lãnh đạo Công an tỉnh và thành phố Thanh Hóa kiểm tra, chúc Tết các đơn vị công an trên địa bàn thành phố đang làm nhiệm vụ dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
- Xã Đông Quang tổ chức giao lưu văn nghệ “Xuân yêu thương” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025