date
Đường dây nóng:

Anh Dương Văn Dũng- người 20 năm lưu giữ hương vị bánh Chưng xanh

Đăng lúc: 00:00:00 14/01/2025 (GMT+7)

Món bánh Chưng xanh luôn là một phần quan trọng trong bữa cơm gia đình Việt ngày Tết và là biểu tượng của sự tinh tế và lòng tri ân. Sự kết hợp hài hoà giữa nếp gạo, lá chuối xanh và đậu xanh đã tạo thành một món ăn truyền thống, thể hiện văn hoá và sự giàu có tâm huyết của người Việt. Hương vị của bánh được thể hiện nét đặc trưng riêng thông qua bí quyết của mỗi người. Anh Dương Văn Dũng- Chủ cơ sở sản xuất bánh chưng Dũng Thoan, phố 8, phường Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa- người đã có 20 năm lưu giữ hương vị bánh cổ truyền dân tộc đã tạo được uy tín, thương hiệu trên thị trường.

z6226032055015_126765b799fbdeb47720c9a25f5756f7.jpg
Vào dịp Tết, cơ sở sản xuất bánh chưng Dũng Thoan, phố 8, phường Thiệu Khánh sản xuất khoảng  5.000 bánh/ngày phục vụ nhu cầu người dân

Gắn bó bên nồi bánh chưng trên bếp lửa hồng, từ khi còn nhỏ, anh Dương Văn Dũng đã được bố mẹ dạy cách làm bánh chưng theo hương vị truyền thống của gia đình. Từ cách chọn nguyên liệu đến chế biến anh được ông bà dạy tỉ mỹ, cùng với việc anh học hỏi kinh nghiệm từ việc gói, làm bánh từ cơ sở khác và dần dần anh rút ra được bí quyết làm bánh cho bản thân. Nói về văn hóa bánh Chưng ngày Xuân, anh Dũng chi sẻ: “Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Những chiếc bánh đẹp, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp...Trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc đến Tết là phải nhắc tới bánh chưng. Không chỉ là một món ăn truyền thống, mà chiếc bánh chưng còn gắn bó với biết bao thế hệ con người Việt Nam, gắn với kỉ niệm tuổi thơ và là hình ảnh mà những người con xa quê luôn nhớ tới trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về”.

z6226032336737_221cdb8db63ca0f58d8d4ed1173d712c.jpg
Những chiếc bánh Chưng xanh mới gói thơm mùi lá được đưa vào nồi dẫn nước chuẩn bị nấu.

Để sản xuất ra chiếc bánh Chưng xanh tươi, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, anh Dũng luôn quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc nguồn nguyên liệu. Gạo nếp trộn với nước cốt lá giềng xanh tự nhiên, đậu xanh, lá dong xanh tạo nên mùi thơm đặc trưng của mùi lá giềng. Để chiếc bánh vuông đẹp, "chín rền" thì lúc gói phải đỗ trong gạo, gạo trong lá, gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu. Bánh chưng khi cắt ra có độ chắc, có độ mềm của bánh, lớp nếp bên trong cũng như bên ngoài phải nở đều nhau. Nếp và nhân phải kết thành từng lớp, cùng với màu trắng hồng của thịt tạo ra một sản phẩm vừa thơm ngon và bổ dưỡng. Thường vào những  dịp Tết đến Xuân về, mỗi ngày cơ sở sản xuất bánh của anh Dũng làm ra từ từ 4.500- 5.000 chiếc bánh chưng để cung cấp cho thị trường, với giá bánh từ 50-80 nghìn/chiếc. Để đáp ứng số lượng đơn hàng tăng từ 30-40%, ngoài tận dụng nhân lực tại chỗ, cơ sở còn thuê thêm 50 lao động thời vụ tại địa phương với mức lương trả công ngày từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/ngày. Ngoài cung cấp bánh cho thị trường Thanh Hóa, cơ sở sản xuất bánh của gia đình anh Dũng  còn được người dân ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tin dùng đặt mua và dành rất nhiều lời khen về chất lượng sản phẩm.

z6226032783002_7033c1c30a38da83088da7ff760e7dc5.jpg
Anh Dương Văn Dũng cùng vợ sắp xếp những chiếc bánh Chưng mới ra lò

Truyền thống vẫn còn đó, nhưng cuộc sống ngày càng hiện đại, người dân đặt bánh ngày càng nhiều, bên cạnh vẫn giữ được bí quyết  hương vị cổ truyền của bánh, anh Dũng đã tìm hiểu và đầu tư công nghệ nồi điện hiện đại với tổng kinh phí 250 triệu đồng mang đến những chiếc bánh chưng vừa ngon, lại vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ khách hàng trong ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

z6226033336523_9d369cca61e5624ae751ee8846169347.jpg
Hệ thống lò bánh được gia đình anh Dương Văn Dũng đầu tư 250 triệu đồng.

Một cái tết sẽ không chọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng trên bàn thờ gia tiên hay mâm cỗ ngày tết. Và bản thân người làm bánh như anh Dương Văn Dũng đều mong muốn món bánh chưng xanh của gia đình thể hiện đượcg nét văn hóa truyền thống của dân tộc, là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu xum vầy trước không khí rạo rực của mùa Tết đến, Xuân về.

z6226040991370_604dde2efbe681e4c72a28c7bf193ea2.jpg

z6226040997145_b799833ee18f4eeaa641eb4908b0c466.jpg
 

 

 

Thanh Xuân