date
Đường dây nóng:

Quản lý cách ly, điều trị F0 tại nhà

Đăng lúc: 00:00:00 26/01/2022 (GMT+7)

Trước sự gia tăng COVID – 19 gây ra quá tải cho các cơ sở y tế trên địa bàn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất triển khai thí điểm cách ly, điều trị tại nhà cho người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng trên địa bàn TP Thanh Hóa.

edit-nguoi-bi-f0-duoc-dieu-tri-tai-nha-164217026079480182179.jpeg

Đối tượng F0 quản lý tại nhà,  người nhiễm SART- COV- 2 có những dấu hiệu sau đây sẽ được xem xét cách ly tại nhà: không triệu chứng lâm sàng, chỉ số SpO2  từ 97% trở lên. Đã tiêm đủ liều cơ bản vắc xin phòng COVID - 19, trẻ em từ 3 tháng tuổi, người lớn dưới hoặc bằng 49 tuổi; chưa phát hiện bệnh nền, phụ nữ không đang mang thai; nếu mới sinh con thì đã được trên 42 ngày, có thể tự chăm sóc bản thân; biết cách đo thân nhiệt;  có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát. Nếu người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình bệnh nhân phải có người khỏe mạnh, đủ kiến thức chăm sóc F0, biết cách phòng ngừa lây nhiễm, chỉ bố trí 1 người chăm sóc và không thay đổi trong suốt thời gian cách ly để hạn chế lây nhiễm.

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để được điều trị tại nhà: có phòng riêng, cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng, có bàn hoặc ghế đặt trước cửa để nhận thức ăn và vật dụng cần thiết, có thùng đựng chất thải y tế, sinh hoạt theo quy định. Trong trường hợp tất cả người trong gia đình đều nhiễm SART COV – 2, có thể tự chăm soics lẫn nhau thì công cần phòng riêng cho từng cá nhân.

Những việc F0 cần chuẩn bị trước khi cách ly, điều trị tại nhà: luu số điện thoại đường dây nóng phòng  chống dịch và số điện thoại của nhân viên y tế, thống nhất với gia đình về vùng không gian dành riêng cho người nhiễm.

Các trang thiết bị, vật dụng cần thiết: nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay máy đo huyết áp, khẩu trang y tế, găng tay y té, dung dịch sát khuẩn hoặc  xà phòng rửa tay, thùng rác thải y tế, túi thuốc điều trị tại nhà, dụng cụ cá nhân.

Những điều F0 không được làm: không tự ý rời khỏi khu vực cách ly, không sử dụng chung vật dụng với người khác, không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi, người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người cách lyy, điều trị tại nhà: thực phẩm  gạo, ngô, khoai, sắn, các loại hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt các loại sản phẩm từ trứng, dầu thực vật, các loại rau đa dạng, quả tươi. Hạn chế dùng mỡ thực vật, phủ tạng động vật, thực phẩm nhiều muối, nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt.

F0 tự theo dõi tại nhà: nếu có 1 trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay cho nhân viên y tế: khó thở, thở hụt hơi, trẻ em thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít, nhịp thở tăng: người lớn nhịp thở trên hoặc bằng 21 lần/phút; trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở trên hoặc bằng 40 lần/phút, trẻ từ 5 đến đưới 12 tuổi, nhịp thở trên hoặc bằng 30 lần/phút, SpO2 nhỏ hơn 96%, mạch nhanh hơn 120 nhịp/ phút hoặc dưới 50 lần/phút, huyết áp thấp: huyết áp tối đa dưới 90mmHg, huyết áp tối thiêu dưới 60 mmHg,  đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu, thay đổi ý thức, lú lẫn, lơ mơ, mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật, tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân, không thể ăn uống, trẻ em bú kém, ăn kém, nôn, sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay, ngón chân sưng phù nổi ban đỏ hoặc có mảng xuất huyết.

Kim Dung