Khuyến cáo sử dụng điện an toàn
Theo thông kê, trong số các vụ tai nạn có đến 60-80% số vụ tai nạn xuất phát từ sự chủ quan và mất an toàn khi sử dụng điện tại gia đình, trong đó có nhiều vụ tai nạn gây thương tích cho trẻ em. Để hạn chế thấp nhất tai nạn do điện gây ra, các cấp, ngành chức năng cần tăng cường tuyên truyền giáo dục trẻ em sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.

Cư dân chung cư Hợp Lực vẫn cắm bình nấu nước siêu tốc khi không sử dụng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, để giáo dục trẻ em sử dụng điện an toàn tiết kiệm, thì ngay từ độ tuổi mẫu giáo các em cần nhận diện được nguy cơ không an toàn với ổ điện, phích cắm điện, dây sạc; trẻ cần biết được đồ vật nào nguy hiểm không được chạm vào, những tình huống bất thường khi sử dụng điện. Đặc biệt, trong thời gian học trực tuyến với học sinh tiểu học, sự đồng hành quan tâm của người lớn trong gia đình là không thể thiếu. Để giảm rủi ro cho trẻ, phụ huynh nên đặt phích cắm an toàn hoặc nắp đậy ổ điện phía trên những ổ cắm không sử dụng hay dùng đồ đạc che lại; giấu dây điện ở phía sau đồ đạc hay dùng thiết bị không dẫn điện để bọc lại; tháo phích cắm máy sấy, máy vi tính và các vật dụng khác đặt xa tầm với của trẻ. Các thiết bị học trực tuyến nên được sạc đầy pin trước khi trẻ sử dụng để học. Một yếu tố quan trọng nữa là bố mẹ thường xuyên kiểm tra dây nối, thiệt bị điện, phích cắm điện của phương tiện học trực tuyến, hướng dẫn cho con cặn kẽ cách sử dụng phương tiện học an toàn. Nếu có bất thường cần báo ngay với người lớn, nếu bố mẹ không ở cạnh lúc đó có thể nhờ hàng xóm tin cậy giúp đỡ. Việc giáo dục trẻ sử dụng điện an toàn, tiết kiệm không chỉ ở nhà trường mà cần có sự phối hợp của gia đình.
Để bảo đảm an toàn và nâng cao ý thức cho các cháu học sinh khi sử dụng điện, gia đình, nhà trường, tuyên truyền qua nhiều hình thức khác nhau như: in băng rôn, tờ rơi, phát trên hệ thống loa phát thanh, bản tin thời sự. Mục đích hướng dẫn các em sử dụng điện an toàn phù hợp với nhu cầu của từng gia đình; triển khai các biện pháp chủ động ngăn ngừa, giảm nguy cơ cháy nổ và các tai nạn khác do điện gây ra. Các em học sinh còn được hướng dẫn một số kỹ năng sơ cứu người bị điện giật, xử lý tình huống khi điện rò rỉ, gây mất an toàn… Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo khách hàng, để tăng độ an toàn với hệ thống điện trong gia đình, đặc biệt là những hộ có con nhỏ, cha mẹ nên gắn thêm atomat chống giật. Đây là công cụ có chức năng ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Trong trường hợp không may có sự cố với các thiết bị điện học sinh đang dùng học qua mạng, cầu dao sẽ tự ngắt tức thì, nhờ đó giảm được tối thiểu mức độ nguy hiểm do tai nạn gây ra. Việc học sinh được trang bị đầy đủ các kiến thức về sử dụng điện an toàn sẽ giúp các em có ý thức, trách nhiệm hơn trong sử dụng điện, hạn chế tối đa tai nạn đáng tiếc do điện gây ra.
Thu Hiền
- Tăng cường công tác PCCC và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC, 04/10”
- Người dân không cung cấp thông tin cá nhân của bản thân qua điện thoại
- Phường Hàm Rồng: Tổ chức thực tập phương án PCCC và CNCH “Tổ liên gia về PCCC số 1”, làng Đông Sơn
- Ngăn ngừa ma tuý xâm nhập học đường
- Bài 2: Công an thành phố Thanh Hóa tăng cường xử lý vi phạm về PCCC tại các nhà trọ
- Phường Lam Sơn thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Tổ liên gia an toàn PCCC
- Phường Đông Vệ thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Tổ liên gia an toàn PCCC số 03, phố Tạnh Xá 1
- Công an thành phố Thanh Hóa phá chuyên án, bắt giữ các đối tượng chuyên trộm cắp xe máy vào ban đêm
- Lực lượng chức năng thành phố Thanh Hoá kiểm tra và khám hành chính đối với 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm
- Bài 1: Thực trạng về PCCC và CNCH tại các nhà trọ và chung cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

