date
Đường dây nóng:

Trưng bày giới thiệu"Bộ sưu tập ấm" gốm Tam Thọ tại Công viên Hội An

Đăng lúc: 00:00:00 03/09/2023 (GMT+7)

Trong không gian trưng bày tại phiên bản dãy phố cổ Hội An, Công viên Hội An có một gian hàng trưng bày giới thiệu "Bộ sưu tập ấm" gốm Tam Thọ. Hoạt động trưng bày được kéo dài từ ngày 30/8 đến hết ngày 4/9/2023 nhằm chào mừng kỷ niệm 78 năm Quốc Khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

20230901_082206.jpg
Không gian trưng bày"Bộ sưu tập ấm" gốm Tam Thọ tại Công viên Hội An.

Được biết, Bảo tàng gốm Tam Thọ nằm trong khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa.  "Bộ sưu tập ấm" của bảo tàng có gần 2000 hiện vật, niên đại từ đầu công nguyên trải qua các giai đoạn lịch sử cho đến ngày nay (thế kỷ I – XXI). Ấm có nhiều kiểu dáng như hình tròn, hình vuông, hình xe tăng, hình bánh xe, hình hoa, quả, hình người, hình con vật: Trang trí hoa văn các đề tài, diện tích như: cỏ cây hoa lá, Sơn thủy”, “Mai điều”. “Thánh Gióng", "Cô Tiên". “Phúc Lộc Thọ", "La Công điều vị", "Trúc Lâm Thất hiền"..... Chất liêu phong phú như đất nung, gốm men, sành, sử, đồng, sắt, hôm, gỗ, đá, thủy tinh. Về kích thước, có những chiếc ấm chỉ khoảng 2–3cm như bộ  thời Lý, Trần, song lại có những chiếc ấm ngày nay to cao gần 80cm.

20230901_161403.jpg
Người dân đến xem trưng bày bộ sưu tập ấm gốm Tam Thọ tại công viên Hội An.

Trong các loại đồ dùng sinh hoạt, ấm là đồ gia dụng ra đời sớm, gắn bõ mật thiết, phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người. Nhiều vương triều phong kiến xưa sử dụng những chiếc ấm tương xứng với triều đại, địa vị của gia tộc mình. Hầu hết những chiếc ấm gốm được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ tài năng sáng tạo của người thợ làm gồm qua nhiều thế hệ. Việc chế tạo một chiếc ấm trải qua thời gian đã được thử thách, tích lũy kinh nghiệm, kế thừa kỹ thuật cho ra sản phẩm ngày càng mới mẻ về hình dáng lẫn chất liệu.

20230901_161345.jpg

20230901_161328.jpg
Bộ sưu tập ấm qua các thời đại.

Về nguồn gốc ấm được sản xuất từ các lò gốm cổ Việt Nam như: Tam Thọ (Thanh Hóa). Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội). Phủ Lãng (Bắc Ninh) và của nhà máy sứ Hải Dương. Ngoài ra, còn có hàng trăm chiếc ấm của Trung Quốc, Thái Lan, Lào, CampuChia, Nhật Bản, Đức, Nga với đủ mọi kiểu dáng, màu sắc khác nhau.

Bộ sưu tập ấm với nhiều loại hình và có nhiều công dụng như dựng nước, đựng rượu, đựng gia vị, đun nước, sắc thuốc, và phổ biến nhất là ấm dùng để pha trà. Hiện nay, tại Trung Quốc, Nhật  Bản, nghệ thuật uống và pha trà đã trở thành một thứ “đạo”, kèm theo lễ nghi cầu kỳ để con người có thể đón nhận nó bằng đủ mọi giác quan và cảm xúc đặc biệt nhất. Tại Việt Nam, trà cũng đã phổ biến từ hàng ngàn năm nay, việc sử dụng trà một cách mộc mạc dân dã cũng là một “văn hóa trà" của người Việt.

20230901_161232.jpg

20230901_161248.jpg

20230901_161301.jpg
 
Ấm có nhiều kiểu dáng và kích thước, màu sắc khác nhau.

Trưng bày giới thiệu "Bộ sưu tập ấm" gắn liền với cuộc sống của con người như một nhân chứng đánh dấu sự tiến bộ về kỹ thuật, chất liệu cũng như hoa văn trang trí, phát triển theo dòng chảy lịch sử dân tộc, mang trong mình những giá trị văn hóa cẩn tiếp tục được gìn giữ và phát huy.

 

Kim Dung