date
Đường dây nóng:

Lễ hội Đình, Đền Quan Nội phường Long Anh- xứng tầm di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh

Đăng lúc: 00:00:00 25/02/2024 (GMT+7)

Sáng ngày 24/02/2024, tức ngày rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, tại khu di tích lịch sử Đình - Đền Quan Nội, UBND phường Long Anh long trọng tổ chức Lễ hội Kỳ Phúc di tích Đình, Đền Quan nội năm 2024 - di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh được công nhận từ năm 2018.

z5191949315480_dfed9de7a087c60ff3412359dd06dcc7.jpg
Nhân dân tham dự Lễ hội Kỳ Phúc phường Long Anh.

Căn cứ vào sách "Thanh Hóa chư thần lục" các đạo sắc phong thần tịch và nguồn dữ liệu ghi chép để lại, Đình - Đền Quan Nội là nơi thờ tự "Đương Cảnh Thành Hoàng và Diệu Tỉnh Bàn Thổ Đại Vương", đồng thời phối tế nhiều nhân vật khác như " Bà Sở Quốc Mẫu Hà Thị Diệu Cai, Đại Càn Quốc, Gia Nam Hải, Tam tòa tứ vị Thánh Nương".

z5191949296016_b62fd69df70e74216cbf806cab43875d.jpg
Lễ tế trang nghiêm tại Lễ hội

Theo lịch sử và tư liệu dân gian truyền lại thì "Đương Cảnh Thành Hoàng và Diệu Tính Bản thổ Đại Vương" thần từ đâu đến và đến vào thời gian nào đến nay chưa xác định được, chỉ biết rằng có 2 vị quan nhân là anh em ruột, khi mẫn quan chức triều đình, trở về vùng đất này triều tập dân bình mở mang đến thổ, lập nên trang ấp. Hai anh em dựng ngôi nhà tranh, một ngôi ở giữa làng gọi là nhà Quan Nội, một ngôi ở ngoại đê gọi là nhà Quan Ngoại. Người anh ở ngôi nhà ở giữa làng, người em ở ngôi nhà ngoại đê. Về sau 2 ông mất. Để tưởng nhớ công đức của hai vị thần, nhân dân trong làng đã góp công, góp sức xây dụng 2 ngôi nhà tranh của 2 ông thành 2 ngôi đền khang trang cổ kính, gọi là Đền bản thổ. Từ đó Di tích Đình - Đền Quan Nội là nơi thờ tự "Đương Cảnh Thành Hoàng và Diệu Tính Bản Thổ Đại Vương" là hai vị Thành Hoàng làng có công lập ấp, được nhân dân quý trọng, lưu truyền, tôn xưng là bậc tối cao che chờ, ngầm giúp cho sự đoàn kết, bình an của làng quê, nhân dân trong thôn, trong làng muôn đời hương hỏa như câu đối đã ghi:

Khai dân lập ấp truyền thiên tài

Hương hỏa miếu thờ phụng vạn thu

z5191949296297_aa87734017808b66a5368fa9d630873a.jpg

z5191949308079_408b052769ba41663058f84777e2c237.jpg
Màn rước kiệu rộn ràng thu hút đông đảo người tham gia.

Di tích lịch sử văn hóa Đình- đền Quan Nội được xây dựng từ lâu đời. Năm 1986 tập thể, quần chúng nhân dân cũng với con em xa gần đã bỏ công, góp sức, tiền của sửa sang lại ngôi đình và được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh theo quyết định 3285, ngày 19/10/2004. Đến năm 2018, Đình- Đền Quan Nội được trùng tu tôn tạo khang trang như ngày nay. Nhiều người đã ủng hộ Đình, Đền Quan Nội để trùng tu, tôn tạo, sửa chữa với số tiền hàng triệu đồng, hàng tỷ đồng. Trong đó có gia đình ông Nguyễn Mai Đô ủng hộ số tiền 3 tỷ đồng. Trong lịch sử Đình - Đền Quan Nội đã ghi dấu ấn quan trọng trong đời sống tâm linh của nhiều thế hệ Người dân Long Anh, góp phần tạo nên nét đẹp và thuần phong mỹ tục của người dân vùng lúa nước, có truyền thống yêu quê hương, cần cù lao động, hiếu học và tôn sư trọng đạo.

z5191949317538_46167a087720aef33d70d4dafab6df12.jpg

z5191949320932_74146094c79016f7bfbecd55d707d2a3.jpg
Phần hội với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc

Ngày nay, đời sống vật chất tinh thần được nâng lên, việc tìm về cội nguồn tổ tiên là nguyện vọng, là nhu cầu tinh thần hết sức cần thiết của mỗi người dân nói chung và người dân Long Anh nói riêng. Lễ hội đã thu hút hàng trăm người con xa quê về đây tham dự lễ hội truyền thống. Điều đó thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, dù đi xa nhưng vẫn hướng về quê hương với tình yêu nồng nàn tha thiết. Cùng với đó dâng hương, lập đàn, tế lễ vào dịp đầu xuân năm mới là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của người dân Long Anh đối với Tổ tiên đã có công khai hoang lập ấp, dựng lên xóm làng.

Lễ hội Kỳ phúc hàng năm của làng văn hóa Quan Nội được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng, hoặc tháng hai Âm lịch, để cháu con nhớ về Tổ tiên, tri ân vị Thành Hoàng làng đã có công lập ấp, dựng nên xóm làng. Lễ hội Kỳ Phúc còn là Đàn tràng để Nhân dân bái tạ trời đất, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Cầu cho Dân cường, nước thịnh, xã tắc thải bình. Đó là truyền thống văn hóa tốt đẹp, mang đậm nét nhân tâm, được lưu truyền đến tận ngày nay.

 

Kim Dung