date
Đường dây nóng:

Lễ hội Di tích lịch sử Đền Nguyễn Phục năm 2023

Đăng lúc: 00:00:00 28/01/2023 (GMT+7)

Trong các ngày từ 28 - 29/1 (tức 7 - 8 tháng Giêng) phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa đã tổ chức Lễ hội Di tích lịch sử Đền Nguyễn Phục năm 2023.

IMG-9335.JPG
Đông đảo đại biểu và Nhân dân dự Lễ hội.

Theo sử sách: Nguyễn Phục quê ở thôn Đông, xã Đoàn Tùng, huyện Trường Tân, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Ông làm quan tới chức Hàn Lâm Viện đông các đại học sĩ, rồi làm chức Phó Tả thị giảng. Khi vua Lê Thánh Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành, Nguyễn Phục giữ chức Đô Chỉ huy sứ đốc vận chuyển quân nhu. Khi xuất phát đi tiếp tế quân lương gặp bão lớn ở Cửa Hới - Sầm Sơn, ông quyết định tan bão mới đi, thuyền quân lương bị chậm vài ngày. Quân Luật khép ông vào tội bất tuân quân lệnh, xử tội chém vào ngày 20 tháng 10 năm Canh Dần (1470). Sau khi ông mất, xét công lao của ông đã đóng góp cho đất nước, vua Lê Thánh Tông đã truy tặng sắc phong là Thần Đông Hải Long Vương và cho dựng đền thờ ông tại 72 nơi, trong đó có đền thờ tại làng Vệ Yên, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa.

IMG-9336.JPG
Di tích lịch sử Đền Nguyễn Phục,
số 39 đường Đỗ Đại, phố Vệ Yên 3, Phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hoá.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, BTC Lễ hội tổ chức lễ rước và lễ tế Đông Hải Đại Vương - Thành hoàng làng Nguyễn Phục và các trò chơi dân gian như Chạy chữ, tung cù, bịt mắt đánh trống, giao lưu văn nghệ và đánh bóng chuyền hơi...

IMG-9338.JPG

IMG-9337.JPG
Màn trống hội và múa Lân diễn ra tại buổi lễ tạo khí thế hòa hùng, uy nghiêm.

Lễ hội Di tích lịch sử Đền Nguyễn Phục năm 2023 là dịp để người dân hướng tâm linh về vị Thành Hoàng làng, cầu cho một năm Quốc thái Dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân no ấm thịnh vượng, gia đình hạnh phúc, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ tiếp cận cội nguồn lịch sử cha ông, góp phần xây dựng quê hương Quảng Thắng ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

 

Phạm Xuân