date
Đường dây nóng:

Làng cổ Đông Sơn – Trải nghiệm du lịch vùng quê cổ kính

Đăng lúc: 00:00:00 12/01/2023 (GMT+7)

Cách trung tâm thành phố 3km, Làng cổ Đông Sơn thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa là ngôi làng đã có hàng ngàn năm tuổi, gắn với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh và thời gian nhưng làng cổ Đông Sơn vẫn cơ bản giữ gìn được những giá trị văn hóa vật chất với những đặc trưng của làng quê miền Bắc Trung Bộ. Đây chính là điểm đến hấp dẫn du khách và Nhân dân những ngày Tết đến xuân về.

z4033473037576_c8c6865d390265f749ceaef1096af01d.jpg

*Làng cổ Đông Sơn được bình chọn là 1 trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thanh bình, yên ả, lay thức những hoài cảm. Vị trí nằm ven núi, ven sông “Sơn thủy hữu tình” với cây cối xanh tươi và cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ; địa thể của làng toát lên vẻ đẹp hùng vĩ, non sông kỳ ảo, hồn thiêng có nhiều linh ứng.

z4033474621689_f26266dd0fbe3c48562c23208693cda5.jpg  

Ngôi làng nằm giữa những núi đồi hùng vĩ, hướng mình ra dòng sông Mã thơ mộng với cây cầu Hàm Rồng huyền thoại bắc qua. Phía sau làng là ngọn núi Cánh Tiên, phía trước là những thửa ruộng màu mỡ, xanh bao la. Không gian văn hóa đậm chất truyền thống chính là sức hấp dẫn để làng cổ Đông Sơn bởi ngôi làng này hội đủ 5 yếu tố về khảo cổ, lịch sử văn hóa, danh thắng, cách mạng và kiến trúc và  có nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời có giá trị.

*Đền Đức Thánh Cả: Đền thờ Thánh Hoàng Chàng Ất Đại Vương. Diện tích khoanh vùng bảo vệ là 863m2, diện tích thực tế hiện nay là 3.568 m2.. Đền thờ Đức Thánh Cả là di tích có giá trị về văn hóa lịch sử và nghệ thuật kiến trúc. Đền bao gồm: tòa thiêu hương, tiền đường, hậu cung. Tổng thể kiến trúc bao gồm các hạng mục: Cổng, sân, đền thờ. Được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 2754-QĐ/BT, ngày 15/10/1994.

z4033475917359_79889df33d750e5ea2c211db21496f11.jpg

*Chùa Đông Sơn (Chùa Phạm Thông): Xưa kia được xây dựng trên diện tích khuôn viên gần 3.000m2. Kết cấu chùa bao gồm: Cổng Tam quan, Nhà điện chính; Hậu cung đã bị bom Mỹ phá sập. Hiện vật trong chùa còn lưu giữ được tượng Phật Di Đà bằng đá ngôi trên bệ đá chân quỳ hình vuông. Hiện nay đã được đầu tư mới nhà Tam Bảo. Chùa cũ hiện phía sau tòa Tam Bảo vẫn giữ nguyên hiện trạng. Được xếp hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 921/QĐ-SVHTT.

z4033476860209_2aa13ac96d46c8d044f41c5cba05db45.jpg

*Miếu Nhị: Tọa lạc trên phần đất cao ráo ở trung tâm làng Đông Sơn, mặt nhìn về hướng tây, lưng miếu tựa vào thân núi Rồng. Miếu được xây dựng năm 1800-1801, với khuôn viên 110m2. Miếu là nơi thờ Cẩm Hoa Thị vệ Trịnh Thế Lợi, Thành hoàng làng Đông Sơn. Được xếp hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 921/VHQĐ, ngày 20/7/1994.

z4033477735274_4fa5d31cd77d2d6e1ad3fdc6431a1986.jpg

*Núi Rồng-Động Tiên: Nằm trong lòng núi Mướn. Động Tiên Sơn có chiều dài khoảng 2km, là sự kết hợp hoàn hảo của 3 động chính, cao tới hàng chục mét, thông nhau bằng những lối lên xuống nhỏ, tạo cảm giác huyền ảo, kỳ lạ trong bầu không khí vô cùng dễ chịu. Vào trong động, ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp kỳ bí, huyền ảo của những phiến đá với hình thù lạ mắt. Đi sâu vào động như được lạc vào thế giới thần tiên đầy ắp cả kho huyền thoại kỳ thú với các phiến đá tạo nên cảnh rồng bay phượng múa, nhũ đá lấp lánh hoa cương. Động Tiên Sơn được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa-thắng cảnh tại Quyết định số 306/VHQĐ, ngày 01/02/;1993 và gần đây là Quyết định số 1046/QĐ-UBND, ngày 25/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc cấp đổi bằng xếp hạng di tích Động Tiên Sơn.

z4033478709673_64c25fa0fd6120e7e03a5c3befeaa46e.jpg

*Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn: Được phát hiện năm 1924 và được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 313-VH/VP, năm 1962. Hiện hố khảo cổ để lộ thiên, phục vụ khách tham quan nhưng được kè bằng bê tông.

z4033479887134_15f48598348cde8467faca85425aeabe.jpg

*Nhà cổ: Trong làng có 12 ngôi nhà cổ có kết cấu gỗ, trong đó có ngôi nhà của ông Lương Trọng Duệ có tuổi đời hơn 300 năm và còn khá nguyên vẹn. Nhà ông Lương Trọng Duệ: nằm ở ngõ Trí được công nhận là di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 3837/QĐ-UBND ngày 27/12/2006 với diện tích bảo vệ là 450 m2. Ngôi nhà nằm trong một không gian cảnh quan đẹp, được bảo tồn khá nguyên vẹn về kết cấu kiến trúc. Khuôn viên bao gồm các công trình: Cổng, tường rào, vườn cảnh, lầu nghinh phong, nhà chính. Các công trình đều được gia đình gìn giữ và bảo vệ. Nhà chính 05 gian, kết cấu gỗ, chiều dài 13,75m, chiều rộng lòng nhà 4,5m, chiều rộng hiên nhà 2,25m. 03 gian giữa được được sử dụng làm gian thờ ông bà tổ tiên. Hai gian hai bên để cất đồ đạc và vật dụng gia đình. Theo truyền lại thì ngôi nhà này được xây dựng từ đầu thờ Nguyễn (cách đây khoảng hơn 300 năm), được tu sửa 02 lần vào năm 1926 và 2003.

z4033482005713_9b325b96ab6cf799cf9ec8e090949c72.jpg

z4033482012383_fc1b5a2ecf2a23203dd8b1eee47f6c9e.jpg

z4033483173896_ff71c88ce04910938a9892e9120702c9.jpg
 

* Đường làng: Trước đây kê đá thửa ở giữa đường, kê cách quãng (đối với 03 ngõ đôi chạy suốt), kê liền 01 bên (đối với 02 ngõ đôi cụt và 02 ngõ đơn), trước đây chỉ có đi bộ, ai có xe đạp, khi đi vào ngõ cũng phải vác, kết cấu ngõ này tồn tại đến những năm 1960. Hiện nay các ngõ đã được lát gạch, hoặc đổ bê tông, tiện lợi hơn, phù hợp với cơ giới hóa. Các hòn đá thửa vẫn còn được giữ lại, dùng xây vỉa đường ngõ.

 z4033491240380_6b1be59752202be2224aabff7d1743be.jpg

* Giếng cổ: Bao bọc quanh làng Đông Sơn là một hệ thống núi đất, núi đá tạo nên các mạch nước ngầm phong phú. Hầu hết các giếng nước được người Đông Sơn dùng để ăn uống sinh hoạt đều là giếng tự nhiên. Hiện nay còn lưu giữ 02 giếng cổ ở xóm Nghĩa và xóm Trí.

z4033484882618_81b839b5f1bbe9ff44f1e65a62e1b44b.jpg

*Ẩm thực, đặc sản địa phương: Là một khu vực đồi núi, một số diện tích chăn thả nuôi gia súc trâu, bò, dê sẵn sàng cung cấp các món ăn phục vụ khách du lịch. Các món ăn của một số nhà hàng tại đây chế biến từ dê đã gây ấn tượng từ lâu với các du khách thập phương. (Nhà hàng Đệ Nhất Dê, NH Kim Quy, NH Thái Sơn, …). Đồng thời tại đây cũng có nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng rất ngon với hương vị khác biệt như: Sắn đồng cách, khoai sọ, chè vằng… Hiện nay, trong làng có một số hộ chuyển sang trồng rau má đan xen với các loại rau màu khác, hình thành một vùng chuyên canh rau má, cung cấp cho toàn thành phố và các huyện lân cận. Như vậy ngoài các món ăn ẩm thực truyền thống như các vùng nông thôn khác, làng cổ Đông Sơn cũng có một số sản phẩm ẩm thực mang hương vị riêng biệt.

Làng cổ Đông Sơn với sự kiện “Tết xưa làng cổ”:

z4033488652877_fe3bc590544320e37415064ccc083e8f.jpg

Chương trình “Tết xưa làng cổ” chào Xuân Quý Mão tại Làng cổ Đông Sơn sẽ diễn ra từ ngày 17/01/2022 (tức ngày 26/12 năm Nhâm dần đến mùng 5 Tết năm Quý Mão) với nhiều hoạt động hấp dẫn quảng bá điểm đến du lịch tới người dân.

z4033490209885_cbdb8415b6a0861fbc50f1009e7754c7.jpg

z4033490187175_36d147a977ea8d7a87b426cd05e872cf.jpg

z4033490220957_89b5567151d8c1c5f8b0988f601f8457.jpg

z4033490220957_89b5567151d8c1c5f8b0988f601f8457.jpg
 

*Chợ quê: Diễn ra từ ngày 26/12 năm Nhâm dần đến mùng 5 Tết năm Quý Mão. Nơi đây tái hiện lại không gian chợ quê truyền thống, các gian hàng được trang trí đệp mắt, giới thiệu du khách các đặc sản địa phương, du khách có thể chụp ảnh, “check-in” theo phong cách Tết 3 miền và thưởng thức ẩm thực đặc sản: Rượu quê, Cao Sơn Dương, Chè Vằng, Rau má (Khô, tươi)… Ngoài  ra, nơi đây còn trưng bày sản phẩm Ocop của địa phương và thành phố Thanh Hóa. Sau sự kiện, Chợ quê sẽ được tổ chức theo các phiên chợ vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.

z4033491230206_0aa3b9c075cfe9b3b87fe33cbe2e3b03.jpg

z4033491241898_ac5b535865e9be43170b19c9fa289f9a (1).jpg

* Các trò chơi, trò diễn truyền thống sẽ được diễn ra từ ngày 2 Tết đến ngày 5 Tết Quý Mão với nhiều trò chơi hấp dẫn: Đua thuyền trên cạn, bịt mắt đập nồi, bịt mắt bắt vịt, nhảy bao bố, đi cầu khỉ, …

* Trải nghiệm văn hóa Tết cổ truyền của người Việt như viết thư pháp, nặn tò he…

* Trải nghiệm ngôi nhà cổ của ông Lương Trọng Duệ

* Check-in, chụp ảnh tại Cổng làng, các Ngõ Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, ngõ Miếu Nhị và đường chính trong làng: Tại đây, du khách có thể chụp ảnh với các bức tường cổ kính, rêu phong; các con đường được trang trí với cây nêu và đèn lồng đẹp mắt; các ngõ cũng được trang trí hấp dẫn…

 

z4033492840307_1dfce55f885857a6c70f647ed4d5350f.jpg

 z4033492882819_cdd667e2b3a89b66e96a06d18a53e02d.jpg

z4033492852145_78a56929c1aaec7bded17175fa1e3e9a.jpg

 

Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm phát triển, nền văn hóa đặc sắc cùng nét đẹp độc đáo về kiến trúc, làng cổ Đông Sơn luôn xứng đáng là một điểm đến không nên bỏ qua trong chuyến du xuân đầu năm.  Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngôi làng cổ nức tiếng này.

 

Thu Hiền