Thành phố Thanh Hoá vươn tới tầm cao mới
Với sự quan tâm đặc biệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy dành cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Thanh Hóa, ngày 25/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là dấu mốc có ý nghĩa rất quan trọng mở ra cho thành phố thời cơ, vận hội mới trong thời gian tới để thành phố phát triển nhanh và bền vững, đến năm 2025 trong nhóm đô thị trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước; đến năm 2030 trở thành Thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là một trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực góp phần quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Đây cũng là sự kỳ vọng của Trung ương, của tỉnh Thanh Hóa và là khát vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Đặc biệt sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI “Về xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hoátrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX, lần thứ XX, Thành phố Thanh Hóa đã được mở rộng cả về địa giới hành chính, không gian kinh tế - xã hội và không gian đô thị, tạo động lực cho sự phát triển bền vững.
TP Thanh Hóa đã trở thành đô thị năng động, hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm được đồng loạt hình thành, tạo điểm nhấn cho thành phố. Cùng với đó, các khu đô thị mới với kết cấu hạ tầng đồng bộ, không gian sống xanh, thân thiện với môi trường lần lượt ra đời. Hạ tầng dịch vụ, thương mại của thành phố không ngững mở rộng tạo nên hoạt động thương mại sôi động, nhộn nhịp. Một thành phố đồng bộ và hiện đại với những tuyến đường mới kéo dài, đường xuyên tâm đô thị lần lượt được đầu tư tạo nên hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài tỉnh. Những công trình hạ tầng, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại hiện đại không chỉ làm bừng lên một sức sống mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố ngày càng phát triển.
Chỉ trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng khá, quy mô giá trị sản xuất ngày càng lớn mạnh. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 29%, năm 2020 tăng gấp 3,6 lần so với năm 2015; thu ngân sách Nhà nước đạt 22.500 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Điều đáng phấn khởi là thành phố Thanh Hóa đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trước 1 năm so với kế hoạch.
Công tác văn hóa xã hội- thể dục thể thao được quan tâm, 90% trường đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, có 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác y tế dự phòng thực hiện hiệu quả, đặc biệt là công tác phòng chống dịch Covid-19 được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, nên đã kiểm soát tốt tình hình, hạn chế tối đa lây nhiễm trong cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo ở mức thấp, chỉ còn 0,13%. Kết quả thực hiện chương trình "Xây dựng đô thị văn minh - công dân thân thiện” được triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực.
An ninh, trật tự an toàn giao thông được đảm bảo; tội phạm trộm cắp, cướp giật giảm, thành phố không còn điểm nóng về buôn bán, sử dụng ma túy; Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm và có nhiều đổi mới; việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 11, 12) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được triển khai tích cực, có sức lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Công tác cán bộ được quan tâm, đã phát huy được vai trò, trách nhiệm, năng lực sở trường của đội ngũ cán bộ từ thành phố đến phường, xã; Công tác kiểm tra giám sát được thực hiện thường xuyên; Công tác dân vận, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể tích cực, đã xây dựng được nhiều mô hình sát với thực tiễn của địa phương; hoạt động của HĐND có nhiều đổi mới đúng với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; UBND thành phố đã tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷluật, kỷ cương và đạo đức công vụ.
Trong dòng chảy đổi mới và phát triển ngày một cao hơn, với việc mở rộng địa giới hành chính sáp nhập huyện Đông Sơn vào với thành phố Thanh Hoá, tăng quy mô dân số cũng như những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn phát triển mới sau khi tỉnh Thanh Hóa được Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW và Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15. TP Thanh Hóa cần phải có những định hướng khác biệt và nổi trội để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đề án Xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là đề án 363)
Đứng trước những yêu cầu đặt ra, thành phố Thanh Hóa đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định 363 về thành lập Ban Chỉ đạo Đề án Xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, do đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban Chỉ đạo. Ngay sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo 363 đã họp và ban hành Kế hoạch số 01 ngày 15/3/2021 về nghiên cứu, chuẩn bị Đề án đồng thời quyết định thành lập Tổ Biên tập xây dựng Đề án do đồng chí Bí thư Thành ủy làm tổ trưởng, trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác biên tập, xây dựng Đề án và dự thảo Nghị quyết.
Như vậy, trong thời gian 08 tháng tích cực xây dựng và hoàn chỉnh, có thể nói Đề án xây dựng và phát triển thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, bài bản, nghiêm túcvà kịp thời, bảo đảm cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong thời gian tới.
Tiếp thu nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Chỉ đạo trực tiếp là Tổ biên tập Đề án đã điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh đề án.
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị về việc thông qua và ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ngày 15/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua và ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết riêng cho TP Thanh Hóa càng trở nên quan trọng khi TP Thanh Hóa được xác định sẽ đóngvai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, một “đầu tàu” đưa Thanh Hóa thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Quan điểm mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đưa ra khi ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU là xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao của tỉnh, một động lực phát triển của vùng Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Thành phố Thanh Hóa nhận thức rất rõ rằng: đây vừa là kỳ vọng, tầm nhìn, sự quan tâm của BTV tỉnh uỷ đối với thành phố Thanh Hóa, cũng đồng thời là trách nhiệm, vai trò của thành phố trong việc khơi dậy, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của mình để lan tỏa, đóng góp lớn hơn cho sự phát triển tỉnh, cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Chính vì vậy, Đảng bộ, Chính quyền cũng như người dân, doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa đặt rất nhiều kỳ vọng, chuẩn bị rất kỹ lưỡng, và chắc chắn sẽ nỗ lực rất lớn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của BTV tỉnh ủy.
Nghị quyết đã đề ra mục tiêu thực hiện sáp nhập toàn bộ huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa. Thực hiện yêu cầu này, trên cơ sở khẩn trương xây dựng quy hoạch, đầu tháng 1-2022 tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Đồ án đã được Hội đồng thẩm định bỏ phiếu thông qua, làm cơ sở để Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nâng cao vai trò, vị thế của đô thị Thanh Hóa là lõi của vùng đô thị trung tâm tỉnh Thanh Hóa thịnh vượng, hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu, phát huy truyền thống và lịch sử văn hóa đồng bằng sông Mã và văn hóa Đông Sơn. Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với định hướng cao hơn, xa hơn, cụ thể hơn. Cùng với định hướng đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết số 05-NQ/TU sẽ mở ra “thời cơ vàng” để đưa “con tàu” thành phố Thanh Hóa vươn ra “biển lớn”.
Một giai đoạn phát triển mới cho TP Thanh Hóa với thời kỳ tăng tốc cao hơn đã bắt đầu. Đâylà cơ hội, cũng là thách thức, đòi hỏi phải có một quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn và không ngừng nghỉ; mỗi cấp ủy, chính quyền và người dân thành phố đều phải cụ thể hóa khát vọng, mong muốn của mình cho sự phát triển của thành phố bằng những việc làm thiết thực nhất, hiệu quả nhất, bám sát Nghị quyết số 05-NQ/TU, xem Nghị quyết là kim chỉ nam cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách và hành động thực tiễn.
Theo Nghị quyết đặt ra, đến năm 2025 tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 15,3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt 130 triệu đồng. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 180.000 tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2025 đạt 98%. Giai đoạn 2026-2030 (sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa) Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 18%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2030 đạt 230 triệu đồng...Xa hơn, đến năm 2045 TP Thanh Hóa là thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại, kiểu mẫu của cả nước.
Cơ hội mở ra cũng đồng thời đặt lên vai trách nhiệm cao hơn, thử thách lớn hơn. Song thành phố Thanh Hóa có bề dày truyền thống lịch sử, nơi hội tụ những giá trị văn hóa, tinh thần dân tộc và ý chí cách mạng của người dân Thanh Hóa; Tin tưởng rằng, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thành phố sẽ đoàn kết, tự lực, tự cường, năng động, luôn có những cách làm hay, sáng tạo, sẽ có đủ quyết tâm để sải những bước dài, vững chắc “về đích” theo lộ trình Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra.
Thu Hiền
- Bí thư Thành ủy Lê Anh Xuân và các đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri tại phường Ngọc Trạo
- Khai giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng khóa XII/ 2024
- TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238, ngày 24/10/2024 của UB Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023 – 2025
- Giải cầu lông - bóng bàn chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam
- Bế giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa VIII năm 2024
- Hiệu quả từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
- Phường Đông Tân: Ra mắt mô hình “Trường học An toàn giao thông”
- Nữ công chức nhiệt huyết với công việc
- Ngôi trường có 2 giáo viên đạt thủ khoa tại Hội thi giáo viên giỏi Tiểu học cấp tỉnh năm học 2024 - 2025
- Xét tuyển lao động hợp đồng làm giáo viên theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (lần 2)