date
Đường dây nóng:

Nỗ lực đưa trẻ khuyết tật hoà nhập cộng đồng

Đăng lúc: 00:00:00 08/12/2022 (GMT+7)

Trẻ khuyết tật là đối tượng yếu thế luôn cần sự quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy, những năm qua, thành phố Thanh Hoá đã nỗ lực hỗ trợ, chăm sóc, giúp các em phát triển kỹ năng sống tự lập, có thêm cơ hội hòa nhập cộng đồng.

Hiện trường tiểu học Tân Sơn có 5 em khuyết tật học tập tại trường. Số trẻ em này ngoài việc học văn hóa, các em còn được trang bị thêm các kỹ năng sống để hòa nhập cộng đồng. Em Mai Thành Danh, khuyết tật khiếm thị, học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Tân Sơn, thành phố Thanh Hoá chia sẻ: "Em học tập ở đây được 2 năm rồi, em rất vui vì ở môi trường mới các cô giáo rất quan tâm chăm sóc em ngoài dạy em làm toán, làm tiếng Việt".

z3944143820409_83f20b09b81b671b740df41c26785fbf.jpg
Em Mai Thành Danh
- Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Tân Sơn trong buổi tập đọc tại lớp.

Cơ sở mầm non tư thục Ban Mai, phường Đông Sơn thành phố Thanh Hoá là một trong những cơ sở giáo dục có số trẻ khuyết tật theo học khá đông, với gần 20 em. Chính vì thế, các thầy cô giáo tại cơ sở luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực giúp các em hòa nhập cùng các bạn trong lớp.

z3944143821327_5eae625472248cd1631cf46d63d826bb.jpg

z3944143910234_405dd41a9f105067ab679ce9c88ccc9e.jpg
 Các em khuyết tật được các giáo viên dạy những bài học kỹ năng sống và viết chữ.

Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, hiện trên địa bàn thành phố có gần 300 em học sinh khuyết tật được học tập tại các trường học công lập, sơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Thực tế cho thấy, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, bằng những cố gắng của ngành giáo dục trong những năm qua, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Nhiều thầy giáo, cô giáo không quản khó khăn vất vả, dành tâm huyết, tình thương yêu cho các học sinh bị thiệt thòi. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện; phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng.

z3944143930688_a4c242b3f88c6b8b9b50d24ba2ed4574.jpg
Một học sinh tăng động tại buổi học thể dục trường Tiểu học Tân Sơn phải có thêm một giáo viên kèm cặp
.

Giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng không những để các em được hưởng quyền bình đẳng như các bạn cùng trang lứa mà còn tạo cơ hội để các em phát huy tối đa khả năng của bản thân. Với các hoạt động hòa nhập cộng đồng, cùng sự tích cực vận động, giúp đỡ của cán bộ, giáo viên các nhà trường trường, nhiều trẻ khuyết tật được thể hiện nhiều hoạt động tại cộng đồng  để các em có thêm niềm vui, dần bỏ bớt mặc cảm, tự ti, hòa nhập học tập và cuộc sống.

 

Thanh Xuân