date
Đường dây nóng:

Thành phố Thanh Hoá xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Đăng lúc: 00:00:00 25/12/2021 (GMT+7)

Thành phố Thanh Hóa có lợi thế về phát triển kinh tế - xã hội với không gian giao lưu thuận lợi nhiều vùng miền trong, ngoài tỉnh là động lực phát triển kinh tế xã hội của thành phố với nhiều thành phần và ngành nghề kinh tế tham gia. Chính vì thế, thành phố Thanh Hóa triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP với mục tiêu chính hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm chủ lực trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nghề, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của địa phương, trong đó chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực chế biến và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Căn cứ Quyết định số 490 ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)  giai đoạn 2018 – 2020, thành phố Thanh Hóa đã tổ chức thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình từ thành phố đến phường, xã, thành lập Ban điều  hành Chương trình và Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP thành phố Thanh Hóa để tổ chức triển khai thực hiện.   

IMG-2610.JPG
Sản phẩm OCOP của
Công  ty Fuwa3E

Xác định đây là nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP, thành phố Thanh Hóa đã tập trung lãnh, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền cơ sở quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình, thể hiện bằng ý chí và hành động thông qua việc đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết hành động cấp ủy, Kế hoạch, Chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương để triển khai thực hiện lâu dài và thường xuyên. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” thông qua các cuộc họp, hội nghị và qua Đài Truyền thanh - Truyền hình thành phố và hệ thống truyền thanh cơ sở. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” cho cán bộ và các chủ thể sản xuất.

IMG-2611.JPG
Sản phẩm OCOP t
Hoàng Thảo mộc có mặt tại các siêu thị lớn trên toàn quốc

Sau khi được vận động, tuyên truyền, tập huấn, chủ nhân các ý tưởng sản phẩm và các sản phẩm theo hướng dẫn của cán bộ OCOP đã xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình và nộp cho cán bộ OCOP. Ban điều hành OCOP thành phố kiểm tra, xem xét, phân tích sự phù hợp của phương án sản xuất, kinh doanh của các chủ thể đối với Chương trình OCOP từ đó hỗ trợ, định hướng các chủ thể có ý tưởng sản phẩm và sản phẩm tham gia chương trình hoàn thiện phương án sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của Chương trình OCOP đề ra.

Căn cứ vào kế hoạch đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, thành phố Thanh Hóa tổ chức đánh giá, chấm điểm phân hạng các sản phẩm cấp thành phố trên cơ sở phiếu đánh giá của các thành viên hội đồng ban thư ký tổng hợp trình UBND thành phố phê duyệt kết quả và trình Hội đồng đánh giá, chấm điểm, xếp hạng OCOP cấp tỉnh theo quy định.

Sau khi sản phẩm được đánh giá phân hạng và xếp sao OCOP theo quy định, Ban điều hành OCOP thành phố đã hỗ trợ xây dựng clip, tin, bài quảng bá sản phẩm hệ thống OCOP Quốc gia; phát sóng trên truyền hình hoặc đăng trên các trang báo, tạp chí của tỉnh, Trung ương. Giới thiệu tham gia các Hội chợ do tỉnh, Trung ương tổ chức. Hỗ trợ giới thiệu sản phẩm tại các điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và tại các trung tâm OCOP Quốc gia. Gắn kết gian hàng OCOP tại các siêu thị, trung tâm trung thương mại, chợ, khu dân cư lớn, điểm bán hàng OCOP tại các khách sạn nhà hàng, sân bay....

IMG-2612.JPG
Sản phẩm hương
Quán Giò – sản phẩm vừa được công nhận OCOP 3 sao

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Chương trình, đến nay thành phố đã có 7 sản phẩm được công nhận, trong đó có 05 sản phẩm được xếp hạng 3 sao, 02 sản phẩm được xếp hạng 4 sao và đang trình  cấp có thẩm quyền  03 sản phẩm để đánh giá, xếp hạng trong các đợt tiếp theo.

Trong thời gian tới, thành phố Thanh Hóa sẽ tập trung tuyên truyền và truyền thông về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đến tất cả các cấp và các tầng lớp Nhân dân hiểu rõ về Chương trình để tích cực tham gia thực hiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Phát triển các sản phẩm OCOP trên cơ sở phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản phẩm dịch vụ có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Lựa chọn được sản phẩm tiêu biểu, có tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP của thành phố. Kiện toàn, xây dựng được bộ máy quản lý điều hành Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” OCOP từ thành phố đến phường, xã. Phát huy vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút khuyến khích hỗ trợ các chủ thể, người dân nhất là các doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình OCOP của thành phố. Tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu gắn với phát triển thị trường tạo nên các chuỗi liên kết cho từng sản phẩm; có phương án hỗ trợ chủ thể của sản phẩm để quảng bá, giới thiệu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Đưa được các sản phẩm OCOP vào hệ thống chợ, Siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm đến du lịch; có phương án hỗ trợ xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của thành phố Thanh Hóa và của cả tỉnh. Xây dựng hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố.

 

Vũ Ngọc